Facebook Pixel Code
Mừng sinh nhật 10 tuổi Khánh Vy Home

Sơn tĩnh điện: Ưu, nhược điểm và ứng dụng trong đời sống

Hiện nay đa số vật dụng kim loại đều được phủ một lớp sơn tĩnh điện, mục đích chính là ngăn cản không khí và hơi ẩm tiếp xúc với bề mặt bề mặt kim loại, giúp sản phẩm luôn sáng bóng, không bị xỉn màu hoặc han gỉ. Vậy sơn tĩnh điện là gì, có ưu và nhược điểm gì?

sơn tĩnh điện

Lớp sơn tĩnh điện trên bề mặt kim loại


Sơn tĩnh điện là gì?

Sơn tĩnh điện là sử dụng nguyên lý điện từ để phủ một lớp chất dẻo, giúp chất dẻo bám dính chặt chẽ lên bề mặt của các chi tiết cần che phủ. Trong đó chất dẻo (bột sơn) sẽ mang điện tích dương, được phun trực tiếp lên bề mặt kim loại đã được tích điện âm từ trước. Nhờ dạng liên kết ion âm - dương mà bột sơn có thể gắn chặt vào bề mặt được phun.

Các dạng sơn tĩnh điện

Có 2 dạng sơn tĩnh điện là dạng sơn khô và dạng ướt, cụ thể: 

  • Sơn tĩnh điện dạng khô: Là dạng phun bột trực tiếp sơn bột không pha, thường được dùng cho các sản phẩm bằng kim loại như inox, sắt, thép, nhôm,...
  • Sơn tĩnh điện dạng ướt: Bột sơn sẽ được pha với dung môi hoặc nước, sau đó sơn cho các sản phẩm bằng kim loại, nhựa, gỗ,... 

 

sơn tĩnh điện

Kệ được sơn tĩnh điện

 

Hiện nay công nghệ sơn tĩnh điện dạng bột được sử dụng phổ biến hơn vì mang lại hiệu quả che phủ cao, tiết kiệm chi phí hiệu quả.

Quy trình sơn tĩnh điện

Yêu cầu kỹ thuật khi sơn tĩnh điện rất khắt khe, nếu làm sai thì lớp sơn rất khó có thể cạo đi để làm lại, nên mẻ vật liệu sẽ bị loại bỏ. Vì vậy, quy trình phun sơn tĩnh điện phải được đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật, tuần tự theo các bước sau:


sơn tĩnh điện
Thực hiện sơn tĩnh điện

 

  • Xử lý bề mặt: Bề mặt sơn cần được làm sạch, không bẩn hoặc dính tạp chất. Riêng với chất liệu inox thì cần làm nhám bề mặt (vì bề mặt inox trơn nhẵn) để tăng khả năng bám của sơn.
  • Làm khô: Hấp khô vật cần sơn
  • Phun sơn tĩnh điện: Sử dụng súng phun sơn, trên súng được trang bị bộ điều khiển để điều chỉnh lượng bột phun ra. Kỹ thuật viên cũng có thể lựa chọn chế độ phun theo hình dáng và bề mặt vật sơn.
  • Sấy: Đưa vật đã được phun sơn buồng sấy ở nhiệt độ 150 – 200 độ C. Thời gian sấy trung bình là từ 10 – 15 phút tùy thuộc vào đặc tính kỹ thuật của bột sơn.

Ưu điểm của sơn tĩnh điện

  • Các vật dụng được phun sơn tĩnh điện đều bền, đẹp, ít bị han gỉ và có thời gian sử dụng lâu dài hơn. Nhờ vào các ưu điểm sau đây:
  • Sơn tĩnh điện cứng, chống xước tốt: Liên kết ion rất bền vững, có độ cứng vượt trội, khó bị phá vỡ, vì vậy chúng có khả năng chống trầy xước, phai màu, ăn mòn,... hiệu quả.
  • Có tính thẩm mỹ cao: Sơn tĩnh điện không hề bị bào mòn, phai màu do các tác động từ môi trường như mưa, nắng, gió,… Sự liên kết chặt chẽ của các phần tử sơn giữ cho cấu trúc sơn luôn bền vững và giữ được vẻ đẹp như mới sau thời gian dài sử dụng.
  • Thân thiện với môi trường: Các loại sơn thông thường phải pha chế rất nhiều chất hóa học khác nhau để tạo sự kết dính, tạo nên chất thải khó phân hủy, có hại cho môi trường. Nhưng sơn tĩnh điện thì không, nguyên lý tĩnh điện âm - dương tạo sức hút bền vững, hoàn toàn không cần thêm chất phụ gia độc hại. 
  • Tuổi thọ cao: Đồ vật được sơn tĩnh điện sẽ ít bị han gỉ và hỏng hóc hơn, người dùng có thể sử dụng trong thời gian dài. Đồng thời, quá trình sơn tĩnh điện giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian so với các loại sơn thông thường khác.

Một số nhược điểm của sơn tĩnh điện

Dù có rất nhiều ưu điểm, nhưng sơn tĩnh điện cũng tồn tại khuyết điểm, có thể kể đến như:

  • Chi phí đầu tư ban đầu cao:  Để thực hiện phun sơn tĩnh điện, cần áp dụng công nghệ tiên tiến và máy móc hiện đại. Nếu như các loại sơn khác có thể dùng cây lăn sơn thì kỹ thuật sơn tĩnh điện yêu cầu phải có bộ nguồn nén khí và súng phun sơn Vì vậy chi phí đầu tư ban đầu của sơn tĩnh điện đắt hơn rất nhiều so với các loại sơn thông thường. 
  • Khó thay đổi màu sắc: Sơn tĩnh điện bám rất chắc, một khi sơn lên sẽ không thể thay đổi được. Vì vậy hầu như không thể pha màu hoặc thay đổi màu sơn sau khi đã phun sơn.
  • Yêu cầu kỹ thuật cao: Sơn tĩnh điện áp dụng công nghệ cao, nên yêu cầu người thực hiện phải được đào tạo bài bản chứ không phải ai cũng có thể thực hiện được.

Ứng dụng sơn tĩnh điện trong đời sống hiện nay

Hầu như tất cả các vật dụng kim loại trong đời sống hiện nay đều được phun sơn tĩnh điện. Các sản phẩm này có thể là sơn 1 phần hoặc sơn toàn bộ, nhưng đều có đặc điểm chung là bền và đẹp hơn rất nhiều so với sản phẩm cùng loại không được sơn tĩnh điện. Trong đó, các ứng dụng tiêu biểu nhất có thể kể đến là:

 


Cửa nhôm kính sơn tĩnh điện

 

  • Sơn các loại cửa sắt hoặc nhôm: Cửa là vật dụng phải chịu nhiều mưa, nắng, độ ẩm, và các tác động từ môi trường bên ngoài. Nếu không được sơn hoặc sơn kém chất lượng thì sẽ rất nhanh han gỉ, xuống cấp. Vì vậy hiện nay hầu hết các loại cửa đều được phun sơn tĩnh điện để giữ được vẻ đẹp và kéo dài tuổi thọ.
  • Sơn các thiết bị dân dụng: Sơn lò nướng, sơn quạt trong các khu công nghiệp
  • Sơn các linh kiện ô tô, xe máy như: Khung xe, vỏ xe, nắp capo, mâm xe, bộ tản nhiệt, tay nắm cửa, bộ lọc và rất nhiều chi tiết khác
  • Sơn hoàn thiện bề mặt các sản phẩm inox: Giá để đồ dùng, kệ nhà tắm, khung inox, lan can cầu thang,...

Khánh Vy Home vừa chia sẻ thông tin chi tiết về sơn tĩnh điện cũng như ứng dụng của sơn tĩnh điện vào cuộc sống hàng ngày. Nếu đang cần sắm sửa thêm đồ dùng cho gia đình của mình, có lẽ bạn nên cân nhắc nhất là sản phẩm được sơn tĩnh điện - dù có giá cao hơn nhưng sẽ bền và có chất lượng vượt trội hơn so với các sản phẩm được sơn thông thường.

 

Xem thêm: So sánh Inox 304 và inox 430, nên lựa chọn loại nào tốt hơn?

Bài viết cùng chuyên mục
Ngày đăng: 11/04/2024

Nhằm nâng cao dịch vụ khách hàng, KHÁNH VY HOME VIỆT NAM  xin trân trọng thông báo bảng phí dịch ...

Ngày đăng: 11/04/2024

Nhằm nâng cao dịch vụ khách hàng, KHÁNH VY HOME VIỆT NAM  xin trân trọng thông báo bảng phí dịch ...

Ngày đăng: 21/12/2023

Trong quá trình giặt quần áo bạn cần biết cách sử dụng máy giặt Aqua 8kg đúng chuẩn để đảm ...

Ngày đăng: 21/12/2023

Lỗi 5C máy giặt Samsung xuất hiện trên trên máy giặt cần được khắc phục kịp thời để không làm ...

Ngày đăng: 21/12/2023

Nếu máy giặt của bạn đang gặp lỗi và cần tìm cách reset máy giặt Toshiba thì đừng bỏ qua ...

Ngày đăng: 21/12/2023

Theo dõi những kiến thức được cập nhật trong bài viết dưới đây để biết cách reset máy giặt Electrolux ...

Ngày đăng: 21/12/2023

Nếu bạn đang không biết xử lý như thế nào khi gặp vấn đề máy giặt Panasonic báo lỗi H01 ...

Ngày đăng: 21/12/2023

Nếu bạn đang gặp khó khăn với tình trạng máy giặt Panasonic báo lỗi U14 thì hãy tìm ra nguyên ...

Ngày đăng: 21/12/2023

Theo dõi những kiến thức được cập nhật trong bài viết dưới đây để biết được cách xử lý khi ...

Ngày đăng: 21/12/2023

Máy giặt bị chảy nước dưới gầm gây bất tiện cho người dùng. Theo dõi bài viết dưới đây để ...

Các đối tác lớn
Back to top