Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu bếp từ mới và chính xác nhất
Nhu cầu sử dụng bếp từ ngoại nhập ngày càng tăng cao
Các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu bếp từ
Căn cứ theo quyết định 3810/QĐ/BKHCN ngày 18/12/2019 của Bộ KHCN thì mặt hàng bếp từ phải kiểm tra chất lượng theo QCVN 9:2012/BKHCN thay vì QCVN4:2009/BKHCN như trước đó. Thủ tục nhập khẩu bếp điện từ bao gồm các bước như sau:
-
Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng bếp.
-
Bước 2: Mở tờ khai hải quan, làm thủ tục thông quan.
-
Bước 3: Thử nghiệm chất lượng và làm chứng nhận hợp quy theo QCVN 9:2012/BKHCN.
-
Bước 4: Nếu bếp đạt chuẩn, công bố hợp quy bếp điện từ.
-
Bước 5: Dán tem hợp quy (CR) và các tem phụ khác trước khi hàng lưu thông ra thị trường.
Các văn cần tuân thủ khi làm thủ tục nhập khẩu bếp từ
Khi làm thủ tục nhập khẩu bếp điện từ về kinh doanh, đơn vị kinh doanh cần lưu ý thực hiện hồ sơ căn cứ theo các văn bản sau:
-
Căn cứ theo quyết định 3810/QĐ/BKHCN được ban hành ngày 18/12/2019 của Bộ KHCN.
-
Thông tư 07/2018/BKHCN về việc sửa đổi quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối (EMC) với thiết bị điện và điện tử gia dụng và các mục đích tương tự. Quy định này nhằm đảm bảo chất lượng sử dụng của sản phẩm điện từ và đảm bảo không tạo ra nhiễu điện từ quá mức, gây ảnh hưởng đến các thiết bị khác trong cùng một môi trường.
-
Thông tư 07/2017/TT/BKHCN được ban hành ngày 16/6/2017 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2012/TT/BKHCN được ban hành ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ KHCN quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
-
Công văn 2421/TĐC-HCHQ hướng dẫn thực hiện thông tư 07-2017/BKHCN ban hành ngày 16/6/2017.
Mã HS và thuế nhập khẩu bếp từ
Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, để xác định đúng về chính sách và thủ tục nhập khẩu, bất cứ mặt hàng nào cũng cần được xác định chính xác mã số HS. Đối với bếp điện từ, mã số HS và thuế nhập khẩu như sau:
-
Mã HS: 85166090.
-
Thuế nhập khẩu thông thường: 20%,
-
Nhập từ Trung Quốc có FORM E: 0%,
-
Nhập từ Hàn Quốc có FORM AK: 20%,
-
Nhập từ Malaysia, Thái Lan, các nước ASEAN có FORM D: 0%
-
Thuế giá trị tăng: 10%
Quy trình di chuyển của chiếc bếp từ nhập khẩu
Hướng dẫn quy trình làm thủ tục nhập khẩu
Đầu tiên, doanh nghiệp phải chuẩn bị bộ chứng từ về nhập khẩu bếp từ. Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất, việc cẩn trọng trong thực hiện bước này sẽ khiến “đầu xuôi đuôi lọt”, tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức. Cụ thể như sau:
-
Chuẩn bị giấy phép nhập khẩu: Bếp từ, bếp điện từ và bếp điện không nằm trong danh sách hàng hóa cấm nhập khẩu, vì vậy bạn chỉ cần chuẩn bị thủ tục theo quy định mới như đã nêu ở phần các văn bản quy định việc nhập khẩu bếp từ ở trên.
-
Các giấy tờ chứng từ: Nhà nhập khẩu cần phải thanh toán bếp từ nhập khẩu, hợp đồng mua bán cùng các hóa đơn thương mại, chi tiết đóng gói, các chứng từ vận chuyển và vận đơn đường biển, chính sách bảo hiểm, chứng nhận xuất xứ, chứng nhận chất lượng…
Sau khi hoàn thành bước này, nhà nhập khẩu cần thực hiện thủ tục hải quan khi nhập khẩu bếp từ. Bạn có thể thuê công ty dịch vụ hoặc tự làm thủ tục hải quan, khi đó bạn cần đưa ra đầy đủ bộ chứng từ liên quan đã được chuẩn bị như sau:
-
Hợp đồng mua bán - hợp đồng ngoại thương (Sales contract).
-
Vận đơn (Bill of Lading).
-
Hóa đơn (Commercial invoice).
-
Phiếu đóng gói, chi tiết bản kê khai đóng gói hàng hóa (Packing list).
-
Giấy chứng nhận xuất xứ sản phẩm bếp từ (Co) và chứng nhận chất lượng (CQ).
-
Một số giấy tờ khác: Mã HS, Catalogue mô tả hàng hóa, bảo hiểm hàng hóa,...
Bước tiếp theo, bạn cần chuẩn bị chữ ký số và kê khai các loại thuế: thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, dựa theo danh mục kê khai hàng hóa nhập khẩu tương ứng được pháp luật Việt Nam ban hành. Nếu chưa có chữ ký số, bạn có thể xem chi tiết cách đăng ký trên website của Tổng cục hải quan. Sau đó cài đặt VNACCS - phần mềm khai báo hải quan điện tử để khai và truyền tờ khai hải quan.
Sau khi điền đủ và đúng thông tin về các sản phẩm bếp điện từ nhập khẩu hợp lệ, hãy bấm truyền tờ khai. Nếu thông tin đúng thì tờ khai của bạn sẽ được cấp số, nếu sai bạn sẽ không được sửa lại thông tin mà phải hủy tờ khai. Vì thế hãy kiểm tra thông tin cẩn thận trước khi truyền tờ khai, mỗi thủ tục nhập khẩu bếp từ đều cần phải được kê khai rõ ràng và hợp lệ.
Sơ đồ phân luồng
Sau khi tờ khai được cấp số, hệ thống sẽ tự động phân luồng tờ khai theo luồng xanh, luồng vàng và luồng đỏ. Với các đặc điểm tương ứng:
-
Luồng Xanh: Hệ thống đã thông quan, người nhập khẩu cần nộp thuế và đến hải quan giám sát để làm nốt thủ tục là xong.
-
Luồng Vàng: Cơ quan hải quan sẽ kiểm tra bộ hồ sơ giấy
-
Luồng Đỏ: Cơ quan hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ giấy sau đó tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa
Sau đó, người nhập khẩu cần in thành 2 bản, người nhập khẩu giữ 1 bản và 1 bản nộp cho hải quan khi thông quan lô hàng tại chi cục hải quan cảng biển hoặc cảng hàng không.
Sau tất cả các bước trên, về cơ bản là bạn đã thực hiện đầy đủ các thủ tục nhập khẩu bếp từ và chỉ còn chờ ngày giao hàng, nhận hàng. Sau đó tiến hành đưa bếp từ về kho, lấy mẫu kiểm tra thử nghiệm. Nếu kết quả kiểm tra đạt chuẩn chất lượng nhập khẩu bạn đã hoàn thành các thủ tục nhập khẩu bếp từ và kiểm tra chất lượng bếp. Tiếp đó, bếp sẽ được dán tem QR và các loại tem phụ khác, sẵn sàng bán ra thị trường.
Các loại tem QR và nhãn phụ được dán trước khi phân phối sản phẩm ra thị trường
Trên đây là hướng dẫn làm thủ tục nhập khẩu bếp từ cơ bản, ngắn gọn, chính xác theo quy định mới nhất. Nếu là lần đầu thực hiện chắc chắn bạn sẽ gặp không ít khó khăn nhưng các lần sau sẽ đơn giản hơn nhiều.
Thủ tục nhập khẩu này thường được các doanh nghiệp thực hiện, nhằm nhập hàng số lượng lớn về bán. Nếu bạn có nhu cầu mua và sử dụng bếp từ nhập khẩu cao cấp thì hãy tham khảo các sản phẩm bếp từ nhập khẩu mới nhất đang được phân phối tại Khánh Vy Home. Hãy gọi vào hotline 0867.947.877 - 0976.363.930 để được tư vấn chi tiết.