Tất tần tật về bếp từ - trợ thủ đắc lực cho chị em nội trợ
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bếp từ
Tương tự như bếp điện, bếp hồng ngoại, bếp từ là loại bếp sử dụng điện năng để hoạt động. Loại bếp này kén nồi, và chỉ thích hợp với những nồi có khả năng nhiễm từ.
Cấu tạo của bếp từ
Thiết kế chung của bếp từ
Hầu hết các mẫu bếp từ đều được sản xuất theo dạng hình vuông, hoặc chữ nhật với màu đen chủ đạo. Bề mặt phía trên của bếp được phủ bằng lớp kính với khả năng chịu lực rất tốt.
Thiết kế phổ biến của bếp từ
Độ dày của kính thường là 4-7cm. Bảng điều khiển của bếp được thiết kế ở trên bề mặt giúp cho bạn thực hiện thao tác dễ dàng. Bảng điều khiển của bếp từ thường ở dạng cảm ứng.
Mâm nhiệt
Đây chính là một trong những bộ phận quan trọng nhất của bếp từ. Đúng như tên gọi, mâm nhiệt giúp sinh nhiệt, đảm bảo hoạt động nấu chín thức ăn cũng như sự an toàn cho người sử dụng bếp.
Mâm nhiệt còn có tên gọi là cuộn cảm, được tạo nên bởi vòng tròn đơn, gắn với nhau bằng dây đồng siêu bền và được cuộn lại trên một mặt phẳng. Dòng điện sẽ chạy qua mâm nhiệt của bếp, bếp sẽ nhận diện vùng nấu và sinh nhiệt phù hợp với vùng nấu đó.
Trên mâm nhiệt có bộ phận cảm biến nhiệt. Và trong bếp từ cũng có cảm biến nhiệt được gắn liền với IGBT và tấm tản nhiệt. Nhiệm vụ của cảm biến này là đo nhiệt độ trên mặt bếp và IGBT. Khi có thay đổi về nhiệt, cảm biến sẽ phát tín hiệu cho vi xử lý để điều khiển hoạt động của bếp.
Bo mạch của bếp từ
Cấu tạo cơ bản của bo mạch gồm các phần như sò công suất IGBT, cảm biến nhiệt, quạt làm mát, nguồn chuyển mạch ngắt mở, nguồn điện và mạch chỉnh lưu, tụ điện, dây panel, diode cầu và nhiều linh kiện nhỏ khác.
Bo mạch của một bếp từ
Bảng mạch của bếp từ khá là phức tạp, với hai lớp và nhiều bộ phận khác nhau. Mỗi bộ phận có một nhiệm vụ khác nhau như: bo mạch điều khiển quyết định hoạt động của bếp, mạch điện cung cấp dòng điện với tần số cao, các linh kiện gồm đèn led hiển thị, phím chức năng.
Mặt kính của bếp từ
Các loại kính được chọn làm mặt bếp từ phải có chất lượng tốt, và có khả năng chịu lực cao. Kính cần chống trầy xước, va đập và quan trọng nhất là khả năng chịu nhiệt.
Quạt làm mát
Có hai loại quạt phổ biến dành cho bếp từ: quạt đồng trục và tuabin. Quạt có tác dụng tản nhiệt, giúp cho các linh kiện, bộ phận của bếp từ không bị quá nóng, đặc biệt là khi hoạt động ở công suất cao. Vai trò của quạt làm mát rất quan trọng vì giúp bảo vệ các bộ phận bên trong của bếp từ, giúp tăng tuổi thọ của bếp.
Nguyên lý hoạt động của bếp từ
Bếp từ hoạt động dựa trên dòng điện Fuco, làm nóng trực tiếp lên nồi nấu có nhiễm từ đặt trên bếp. Khi kích hoạt dòng điện, 1 từ trường biến thiên sẽ được sinh ra từ dao động điện LC. Nồi nấu có khả năng nhiễm từ,được đặt lên bếp trở thành vật dẫn từ, với một dòng điện bên trong nó, sinh ra nhiệt và làm chín thức ăn.
Với nguyên lý hoạt động này, nồi được làm nóng trực tiếp, hiệu suất truyền nhiệt được đảm bảo ở mức độ cao, không gây ra tổn thất lớn về nhiệt.
Các loại bếp từ phổ biến hiện nay
Bếp từ đơn
Mẫu bếp này có thiết kế nhỏ gọn và chỉ có một vùng nấu. Bạn không cần lắp đặt cố định. Bếp đơn thường được dùng linh hoạt, di chuyển dễ. Mức công suất tối đa của bếp từ đơn thường dao động trong khoảng 1800w-2200w.
Bếp từ đơn
Bếp từ đôi
Như tên gọi của bếp thì loại bếp này có 2 vùng nấu. Chính vì vậy, bạn sẽ tiết kiệm được thêm thời gian khi có thể nấu cùng lúc hai nồi.
Bếp từ đôi thường có thiết kế dạng âm tủ, cần lắp đặt cẩn thận trước khi sử dụng. Mẫu mã của bếp từ đôi khá phong phú và có tính thẩm mỹ cao.
Bếp từ đa vùng nấu
Là loại bếp có từ 3 vùng nấu trở lên. Thiết kế này tối đa hóa tiện ích cho người nội trợ trong nấu nướng. Thời gian nấu được cải thiện, tiết kiệm rất nhiều cho người nội trợ.
Bếp từ hồng ngoại
Loại bếp này thường có 2-4 vùng nấu. Đây là sự kết hợp của bếp từ và hồng ngoại. Thiết kế của bếp có tính thẩm mỹ cao nên mang lại vẻ sang trọng và rất tinh tế cho không gian bếp của bạn.
Ưu và nhược điểm của bếp từ
Ưu điểm của bếp từ
- Tiết kiệm điện năng: do cơ chế truyền nhiệt làm nóng nồi trực tiếp nên hiệu suất của bếp lên tới 90%. Thời gian nấu được giảm xuống và điện năng tiêu thụ cũng tiết kiệm hơn. Lượng nhiệt hao phí cũng hao phí ở mức thấp.
Bếp từ giúp tiết kiệm thời gian và điện năng khi nấu nướng
- An toàn cho người dùng: không bức xạ, không khí độc hại như các loại bếp than, nên khi sử dụng bếp từ, sức khỏe của bạn không bị tác động tiêu cực.
- Tính thẩm mỹ cao, tăng sự sang trọng cho gian bếp: thiết kế của bếp thường là màu đen, làm gia tăng sự vẻ hiện đại tinh tế và sang trọng cho không gian bếp của bạn.
- Nhiều tính năng, tiện ích: một số mẫu bếp từ được tích hợp những tính năng hiện đại như khóa bàn phím điều khiển, khóa trẻ em, chức năng hẹn giờ…Những tính năng này giúp hạn chế rủi ro, tai nạn khi sử dụng bếp, khiến bạn an tâm hơn khi đun nấu.
Nhược điểm của bếp từ
- Hạn chế loại nồi nấu. Bạn chỉ có thể dùng những nồi nấu có khả năng nhiễm từ với loại bếp này.
- Chi phí đầu tư ban đầu khá cao vì bạn cần thay đổi loại nồi nấu.
- Việc sử dụng bếp từ bị hạn chế, thậm chí là được khuyến cáo không nên sử dụng nếu như trong gia đình có các thiết bị điện tử y học vì từ trường của bếp sẽ làm ảnh hưởng tới hoạt động của các thiết bị.
Khánh Vy home vừa cùng bạn tìm hiểu tất cả những kiến thức liên quan tới chiếc bếp từ của gia đình. Hiểu hơn về bếp từ, sẽ giúp bạn sử dụng hiệu quả hơn. Bạn cũng dễ dàng đưa ra lựa chọn mẫu bếp phù hợp với gia đình.
Để chọn cho gia đình mẫu bếp từ ưng ý nhất, hãy ghé thăm website hoặc tham quan trực tiếp sản phẩm tại showroom của Khánh Vy home ngay nhé!






