Facebook Pixel Code
Mừng sinh nhật 10 tuổi Khánh Vy Home

Các loại gỗ công nghiệp và lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp trong nội thất nhà bếp

Gỗ công nghiệp là khái niệm được dùng để phân biệt với gỗ tự nhiên. Ngày nay, gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến trong thiết kế nội thất, bao gồm cả nội thất nhà bếp nhờ sự đa dạng về mẫu mã và giá thành rẻ hơn so với gỗ tự nhiên

Gỗ công nghiệp là khái niệm được dùng để phân biệt với gỗ tự nhiên. Ngày nay, gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến trong thiết kế nội thất, bao gồm cả nội thất nhà bếp nhờ sự đa dạng về mẫu mã và giá thành rẻ hơn so với gỗ tự nhiên. Vậy gỗ công nghiệp là gì và có những loại gỗ công nghiệp nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.

Gỗ công nghiệp và lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp trong nội thất nhà bếp

Gỗ công nghiệp và lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp trong nội thất nhà bếp

Gỗ công nghiệp là gì?

Khác với gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp là sản phẩm của quy trình sản xuất công nghiệp, được làm từ vụn, bột, sợi gỗ… của các loại cây gỗ tự nhiên như cây tràm, keo… Các vụn gỗ này sẽ được trải qua quá trình xử lý sau đó dùng keo hoặc hóa chất làm chất kết dính rồi ép chặt thành ván gỗ để tạo nên các phụ kiện đồ gỗ đẹp mắt.

Theo đó, gỗ công nghiệp sẽ có hai thành phần chính như sau:

  • Phần cốt gỗ: là vụn gỗ được ép chặt. Đây là thành phần quan trọng quyết định chất lượng và độ bền của gỗ công nghiệp.
  • Lớp phủ bề mặt: là lớp vỏ quyết định vẻ bên ngoài của gỗ công nghiệp, có khả năng chống trầy xước, chống ẩm, chống cháy…

Các loại gỗ công nghiệp phổ biến nhất hiện nay

Gỗ công nghiệp MFC

MFC là viết tắt của Melamine Faced Chipboard, nghĩa là gỗ ván dăm phủ Melamine. Đây là loại gỗ được sử dụng rất phổ biến trong thiết kế nội thất hiện đại với cốt gỗ không mịn được làm từ các cành cây và thân cây gỗ trong rừng như bạch đàn, keo, cao su… Gỗ công nghiệp MFC được đánh giá là có độ bền cao và khá đa dạng, bao gồm 2 loại cốt gỗ phổ biến là cốt gỗ chống ẩm và cốt gỗ thường.

Gỗ công nghiệp MFC

Gỗ công nghiệp MFC

Gỗ MFC sử dụng trong thiết kế nội thất thường có kích thước 1220 x 2440 mm với nhiều độ dày khác nhau: 9mm, 12mm, 15mm, 18mm, 25mm.

Gỗ công nghiệp MDF

MDF là viết tắt của Medium Density Fiberboard, là ván gỗ được tạo thành bằng quá trình nghiền nát các nhánh cây, cành cây sau đó trộn với keo và ép thành ván. Gỗ MDF cũng được dùng phổ biến trong nội thất và được chia thành hai loại là: gỗ MDF lõi thường và gỗ MDF lõi xanh chống ẩm.

Gỗ công nghiệp MDF

Gỗ công nghiệp MDF

Kích thước thông thường của ván gỗ MDF là 1220 x 2440 mm với các độ dày khác nhau như: 3mm, 6mm, 9mm, 12mm, 15mm, 18mm, 25mm.

Gỗ công nghiệp HDF

HDF là viết tắt của từ High Density Fiberboard. Đây là dòng gỗ công nghiệp được hình thành từ 85% gỗ tự nhiên, còn lại là chất kết dính và các phụ gia khác. HDF được sản xuất qua nhiều công đoạn chuyên nghiệp để tạo thành tấm gỗ có kích thước 2000mm x 2400 mm với độ dày từ 6 – 24 mm.

Gỗ công nghiệp HDF

Gỗ công nghiệp HDF

Gỗ ván ép plywood

Plywood là ván ép hay còn được gọi là gỗ dán, có cấu tạo từ các lớp gỗ tự nhiên được dát mỏng khoảng 1mm rồi ép lại với nhau bằng chất kết dính. Thông thường, ván ép plywood sẽ có từ 3, 5, 7 đến 11 lớp.

Gỗ ván ép plywood

Gỗ ván ép plywood

Ván ép có khả năng chịu lực tốt hơn so với gỗ MDF và MFC và thường được phủ veneer hoặc melamine sau đó sơn phủ PU để cho hiệu quả bảo vệ tốt hơn. Bên cạnh đó, dòng gỗ ván ép này cũng có nhiều ưu điểm hơn như là không bị cong vênh, nứt gãy, co ngót hay mối mọt như gỗ tự nhiên.

Gỗ ghép thanh

Một loại gỗ công nghiệp cũng được sử dụng khá phổ biến là gỗ ghép thanh với nguyên liệu chính là gỗ rừng trồng. Các thanh gỗ nhỏ sẽ được hấp sấy và kết dính với nhau bằng keo chuyên dụng, sau đó phủ them một lớp veneer để tăng tính thẩm mỹ.

Gỗ ghép thanh

Gỗ ghép thanh

Gỗ ghép thanh cũng có khá nhiều ưu điểm như không bị cong vênh, mối mọt hay co ngót, dễ sử dụng do chất lượng tốt và giá thành rẻ.

Các loại lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp

Lớp phủ bề mặt là yếu tố quyết định tính thẩm mỹ và độ bền của gỗ công nghiệp. Các loại lớp phủ phổ biến nhất gồm có: melamine, laminate, veneer và acrylic.

Melamine

Melamine làm từ nhựa tổng hợp với độ dày từ 0.04 – 0.1 mm, thường được sử dụng để phủ lên gỗ ván mịn như MDF. Sau khi hoàn thiện, gỗ công nghiệp phủ melamine thường có độ dày 18 mm hoặc 25 mm.

Gỗ ghép thanh

Nhà bếp gỗ công nghiệp phủ melamine

Melamine là lớp phủ bề mặt phổ biến nhất hiện nay với các ưu điểm như:

  • An toàn với người dùng và thân thiện với môi trường.
  • Màu sắc phong phú, đa dạng và hợp xu hướng.
  • Độ bền cao, dễ dàng lau chùi, vệ sinh, bảo dưỡng.
  • Chống ẩm mốc, chống thấm nước, chống va đập và chống trầy xước tốt.
  • Giá cả phải chăng.

Laminate

Laminate cũng là một cụm từ rất quen thuộc đối với nhiều người. Lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp này được làm từ nhựa tổng hợp với độ dày khoảng 0.5 – 1 mm, dày hơn so với lớp phủ melamine ở trên. Tuy nhiên, độ dày phổ biến và được ứng dụng nhiều nhất của laminate là 0.7 – 0.8 mm.

Nhà bếp gỗ công nghiệp phủ laminate

Nhà bếp gỗ công nghiệp phủ laminate

Laminate cũng thường được phủ lên gỗ ván mịn như MDF, ngoài ra còn được dán lên các sản phẩm gỗ uốn cong bằng công nghệ postforming.

Các ưu điểm của laminate:

  • Đa dạng màu sắc và hoa, tính thẩm mỹ cao.
  • Độ bền bỉ và chống chịu lực cao, ổn định ở nhiệt độ cao, chịu lửa tốt.
  • Chống ẩm mốc, trầy xước, chống mối mọt hiệu quả.

Veneer

Veneer là lát gỗ mỏng có độ dày từ 0.3 – 0.6 mm, được phơi sấy để tạo thành các tấm veneer dán vào gỗ công nghiệp để làm phẳng và nhẵn bề mặt, đồng thời tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm nội thất.

Nhà bếp gỗ công nghiệp phủ veneer

Nhà bếp gỗ công nghiệp phủ veneer

Có nguồn gốc từ gỗ tự nhiên nên veneer cũng có các điểm đặc trưng giống với gỗ tự nhiên như màu sắc và vân gỗ. Đặc biệt lớp phủ veneer còn có giá cả phải chăng nên được ứng dụng rộng rãi.

Acrylic

Acrylic thực chất là một loại nhựa nhiệt dẻo PMMA với độ cứng và độ bền cao, mang lại vẻ đẹp sang trọng cho gỗ công nghiệp. Lớp phủ acrylic được đánh giá là có tính thẩm mỹ cao với màu sắc đa dạng, bề mặt sáng bóng và lâu phai màu, bao gồm cả acrylic trong suốt và acrylic có màu. Do đó mà lớp phủ này có giá thành cao hơn.

Nhà bếp gỗ công nghiệp phủ gương bóng acrylic

Nhà bếp gỗ công nghiệp phủ gương bóng acrylic

Lời kết

Khánh Vy Home vừa chia sẻ các loại gỗ công nghiệp thường được sử sụng trong thiết kế nội thất mà bạn nên tham khảo, trong đó MFC và MDF là hai dòng gỗ được sử dụng nhiều nhất. Tuy không thể so với gỗ tự nhiên về độ bền và chất lượng, nhưng gỗ công nghiệp cũng có nhiều ưu điểm như: không bị cong vênh, mối mọt; bề mặt nhẵn và phẳng nên dễ ứng dụng hơn; dễ dàng kết hợp các lớp phủ bề mặt như acrylic, melamine, veneer, laminate… để tăng tính thẩm mỹ; và quan trọng là giá thành rẻ hơn. Do đó mà gỗ công nghiệp ngày nay được sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn.

Xem thêm: Catalogue báo giá Hafele 2018 phụ kiện tủ bếp, đồ gỗ

Bài viết cùng chuyên mục
Ngày đăng: 11/04/2024

Nhằm nâng cao dịch vụ khách hàng, KHÁNH VY HOME VIỆT NAM  xin trân trọng thông báo bảng phí dịch ...

Ngày đăng: 11/04/2024

Nhằm nâng cao dịch vụ khách hàng, KHÁNH VY HOME VIỆT NAM  xin trân trọng thông báo bảng phí dịch ...

Ngày đăng: 21/12/2023

Trong quá trình giặt quần áo bạn cần biết cách sử dụng máy giặt Aqua 8kg đúng chuẩn để đảm ...

Ngày đăng: 21/12/2023

Lỗi 5C máy giặt Samsung xuất hiện trên trên máy giặt cần được khắc phục kịp thời để không làm ...

Ngày đăng: 21/12/2023

Nếu máy giặt của bạn đang gặp lỗi và cần tìm cách reset máy giặt Toshiba thì đừng bỏ qua ...

Ngày đăng: 21/12/2023

Theo dõi những kiến thức được cập nhật trong bài viết dưới đây để biết cách reset máy giặt Electrolux ...

Ngày đăng: 21/12/2023

Nếu bạn đang không biết xử lý như thế nào khi gặp vấn đề máy giặt Panasonic báo lỗi H01 ...

Ngày đăng: 21/12/2023

Nếu bạn đang gặp khó khăn với tình trạng máy giặt Panasonic báo lỗi U14 thì hãy tìm ra nguyên ...

Ngày đăng: 21/12/2023

Theo dõi những kiến thức được cập nhật trong bài viết dưới đây để biết được cách xử lý khi ...

Ngày đăng: 21/12/2023

Máy giặt bị chảy nước dưới gầm gây bất tiện cho người dùng. Theo dõi bài viết dưới đây để ...

Các đối tác lớn
Back to top